Thịt gà là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn cùng với một số loại thực phẩm khác không phù hợp sẽ nguy hiểm cho sức khoẻ.
Theo Đông y, thịt gà vị cam, tính ấm có tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy. Là món ăn dễ kiếm giàu dinh dưỡng dùng để bồi bổ, an thai và chữa các chứng bệnh khác nhau như tiêu chảy, lỵ, viêm nhiễm sinh dục, tiết niệu, phù nề...
Nhiều khi chỉ sơ ý phối hợp các thực phẩm, gia vị không đúng thì ngoài làm mất giá trị dinh dưỡng có thể gây hậu quả đáng tiếc.
Cơm nếp: Theo danh y An Nhân, cơm nếp cũng vị ngọt tính ấm nên hai thứ này kết hợp với nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do vậy, ta cũng không nên ăn hai thứ này nhiều một lúc. Nếu không may mắc chứng bạch thốn trùng lấy một nắm cơm nếp đốt cháy cho ăn sẽ trừ được.
Tỏi, rau cải và hành sống: Theo Đông y thịt gà vốn cam (ngọt) ôn (ấm) mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết.
Muối vừng: Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong. Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não.
Cá chép: Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi.
Tôm: Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sinh ra chứng ngứa ngáy khắp người, để giải nấu nước kinh giới uống.
Thịt chó và gan chó: Thịt chó và gan chó tính đại nhiệt khi kết hợp với thịt gà dễ "úng khí" sinh chứng "kiết lỵ" . Khi này dùng nước cam thảo uống sẽ khỏi.
Mận: Mận tính ôn sáp, nếu kết hợp với thịt gà sinh chứng hoắc loạn ("thổ tả"), ngược tật (sốt nóng rét). Khi này nấu nước sơn tra uống sẽ khỏi.
Rau kinh giới: dùng chung với thịt gà sẽ gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu. Nếu ăn thường xuyên có thể khiến bạn khó đi ngoài.
Theo Đông y, thịt gà vị cam, tính ấm có tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy. Là món ăn dễ kiếm giàu dinh dưỡng dùng để bồi bổ, an thai và chữa các chứng bệnh khác nhau như tiêu chảy, lỵ, viêm nhiễm sinh dục, tiết niệu, phù nề...
Nhiều khi chỉ sơ ý phối hợp các thực phẩm, gia vị không đúng thì ngoài làm mất giá trị dinh dưỡng có thể gây hậu quả đáng tiếc.
Cơm nếp: Theo danh y An Nhân, cơm nếp cũng vị ngọt tính ấm nên hai thứ này kết hợp với nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do vậy, ta cũng không nên ăn hai thứ này nhiều một lúc. Nếu không may mắc chứng bạch thốn trùng lấy một nắm cơm nếp đốt cháy cho ăn sẽ trừ được.
Tỏi, rau cải và hành sống: Theo Đông y thịt gà vốn cam (ngọt) ôn (ấm) mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết.
Muối vừng: Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong. Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não.
Cá chép: Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi.
Tôm: Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sinh ra chứng ngứa ngáy khắp người, để giải nấu nước kinh giới uống.
Thịt chó và gan chó: Thịt chó và gan chó tính đại nhiệt khi kết hợp với thịt gà dễ "úng khí" sinh chứng "kiết lỵ" . Khi này dùng nước cam thảo uống sẽ khỏi.
Mận: Mận tính ôn sáp, nếu kết hợp với thịt gà sinh chứng hoắc loạn ("thổ tả"), ngược tật (sốt nóng rét). Khi này nấu nước sơn tra uống sẽ khỏi.
Rau kinh giới: dùng chung với thịt gà sẽ gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu. Nếu ăn thường xuyên có thể khiến bạn khó đi ngoài.
Theo Thoa Nguyễn / Tinmoi.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét