Trong râu ngô chứa chất béo, tinh dầu, chất gôm, chất nhựa, glycosid đắng, saponin, crytoxanthin, sitosterol, stigmasterol, các a-xít hữu cơ (malic, tartric…), các hợp chất vi-ta-min C, K. Ngoài ra, trong râu ngô còn có nhiều chất khoáng: Giàu muối ka-li, can-xi, có nhiều đường, li-pít, ta-nin, an-la-tô-in. Vì thế khi uống nước râu ngô, có cảm giác ngọt, ngậy và mát. Râu ngô thu hái ở vùng Đà Bắc tỉnh Hòa Bình còn phát hiện các thành phần flavonoid, saponin, a-xít hữu cơ, carotenoid, polysaccharid và nguyên tố sắt.
Cách dùng: Hãm hoặc sắc nước râu ngô, uống hằng ngày; hoặc dùng nước ngay sau khi luộc bắp ngô. Cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như rễ cỏ tranh, rau dừa nước, rễ sậy, thông thảo, đăng tâm thảo hoặc các thuốc làm tan sỏi như kim tiền thảo, râu mèo…
- Trị viêm thận, viêm bàng quang: Râu ngô 100g; rau má, mã đề, ý dĩ mỗi vị 50g; sài đất 40g sắc uống mỗi ngày 1 thang, trong 2 – 3 tuần.
- Chứng phù: Râu ngô, rễ cỏ tranh mỗi vị 50g sắc uống hằng ngày cho tới khi hết triệu chứng; hoặc râu ngô, lá mơ lông, kim tiền thảo mỗi vị 30g sắc uống.
- Trị viêm gan, viêm túi mật và sỏi mật, bệnh vàng da, xơ gan cổ trướng: Râu ngô, nhân trần mỗi vị 30g; cỏ ngọt 10g sắc uống ngày 1 thang trong 3 – 4 tuần.
- Bệnh đái tháo đường: Ngày dùng 30 – 40g sắc uống nhiều lần trong ngày hoặc phối hợp với các vị thuốc như mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu…
- Trị bệnh tăng huyết áp: Phối hợp với ngưu tất, hoa hòe, cỏ ngọt, câu đằng…
Dầu hạt ngô có tác dụng hạ mỡ máu, hạ cô-lét-xtơ-rôn máu, làm chậm sự thâm nhập của li-pô-prô-tê-in vào động mạch chủ làm giảm bệnh xơ vữa động mạch.
(Theo Suckhoe&doisong)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét