Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Tác dụng của cần tây

Cần tây, Rau cần tây – Apium graveolens L., thuộc họ Hoa tán – Apiaceae.

Mô tả: Cây thảo sống 1-2 năm có thân mọc đứng, cao khoảng 1m, có rãnh dọc. Lá ở gốc có cuống, xẻ ba thuỳ hình tam giác, các lá giữa và lá ở ngọn không có cuống, cũng chia ba thuỳ, xẻ 3 hoặc không chia thuỳ. Hoa màu trắng hay xanh lục, xếp thành tán.

Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Apii.





Nơi sống và thu hái: Gốc ở bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, được trồng từ lâu đời ở các nước phương Tây, và được nhập vào nước ta trồng làm rau ăn.

Thành phần hóa học: Rau cần tây chứa các vitamin A, B và C; các chất khoáng và kim loại, các acid, amin và tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu trong cây khoảng 1%, trong hạt là 3%. Thành phần chính là limonen d, alhydrid sedanonic. Tinh dầu có mùi dịu mát nhưng không bền.

Tính vị, tác dụng: Rau cầu tây có vị chát, mùi nồng, có tính chất lọc máu, điều hoà huyết, làm bớt béo, khai vị, bổ thần kinh và bổ chung, cung cấp chất khoáng, chống hoại huyết, lợi tiêu hoá, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, chống lỵ, lợi tiểu, điều khí và dẫn mật, chống thấp khớp và kháng khuẩn; còn có tác dụng làm liền sẹo. Ở Trung Quốc, nó được xem như có tác dụng thanh nhiệt, ngừng ho, giúp tiêu hoá, lợi tiểu và hạ huyết áp.

Ngoài tác dụng làm giảm huyết áp và giảm béo, cần tây còn được biết đến như một loại thần dược giúp điều trị các căn bệnh sau:
1. Tiểu khó

Cần tây chứa nhiều các thành phần giúp lợi tiểu, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, lợi tiểu, thông mật thông qua việc loại bỏ các thành phần can-xi dư thừa trong cơ thể.

1 ly nước ép cần tây trước khi đi ngủ có thể giúp làm giảm tới 85.7% nguy cơ mắc các bệnh bài tiết, trong đó có chứng tiểu khó.

2. Chống ung thư

Cần tây chứa nhiều chất xơ và các chất chống ôxy hóa có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư đường ruột.

Tác dụng tăng cường tiêu hóa của cần tây còn giúp làm giảm sự tiếp xúc của chất độc thải loại của cơ thể với lớp niêm mạc đại tràng, từ đó giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết.




3. Thiếu máu

Loại thực phẩm này rất giàu khoáng chất sắt. Do đó, thường xuyên sử dụng cần tây sẽ giúp ngừa bệnh thiếu máu.

Phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy nên ăn nhiều cần tây để bổ sung sắt và tái tạo các tế bào máu cho cơ thể.

4. Giải độc

Cần tây có khả năng lọc máu vì loại tinh dầu trong loại thực phẩm này có tính kháng khuẩn rất mạnh. Người mới ốm dậy nên dùng cần tây để “thanh lọc” cơ thể.

Vào mùa đông lạnh hoặc khi thời tiết hanh khô, nước ép ần tây có tác dụng tốt trong việc phòng các bệnh bệnh phổi, viêm miệng họng.

5. Ngừa tiểu đường

Chất xơ trong rau cần tây giúp gia tăng tính mẫn cảm của insulin làm hạ đường huyết, bảo vệ tuyến tụy, ngừa xơ cứng mạch, kiểm soát lượng đường trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiểu đường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét