Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Những nguyên tắc tối kỵ khi ăn thịt gà

Thịt gà là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn cùng với một số loại thực phẩm khác không phù hợp sẽ nguy hiểm cho sức khoẻ.

Theo Đông y, thịt gà vị cam, tính ấm có tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy. Là món ăn dễ kiếm giàu dinh dưỡng dùng để bồi bổ, an thai và chữa các chứng bệnh khác nhau như tiêu chảy, lỵ, viêm nhiễm sinh dục, tiết niệu, phù nề...


Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Du lịch Singapore để thử những món ăn kỳ lạ của đất nước này


Món ăn phổ biến của đất nước Singapore đó là mỳ xào, cơm gà, tới đây bạn cũng có thể mở rộng được tầm mắt ẩm thực của mình cùng với những người sành ăn thưởng thức những món ăn lạ mắt mà ngay cả những người dân nơi đây còn ít khi dám thử.

1. Bánh sò UFO Phúc Châu

Loại bánh này có biệt danh là UFO vì nó có hình dạng gần giống như chiếc đĩa bay.  Bánh được làm từ bột với nhân bằng thịt sò, thịt lợn băm nhỏ, tôm rồi chiên lên thành bánh rán. Bánh ăn ngon nhất khi ăn với một chút tương ớt và có một cốc nước mía lạnh nữa thì thật tuyệt vời.

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Công dụng của cây đậu săng


Đậu săng thường mọc hoang, hoặc được trồng làm hàng rào xung quanh vườn nhà. Loài cây này giúp những người ở vùng thôn quê chữa một số bệnh.

 
Cây đậu săng


Đậu săng còn gọi là đậu cọc rào, cây cao từ 1 - 3 m, lá kép mọc so le, cành có những đường nổi dọc. Hoa màu hơi vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả dài đầu nhọn, hơi có lông. Mùa hoa quả có từ tháng 1 đến tháng 3 hằng năm. Đậu săng thường mọc hoang dại hoặc được trồng làm hàng rào xung quanh vườn nhà ở thôn quê, hay mọc ở ven triền núi. Loại cây này chịu đất xốp ẩm.

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Bài thuốc phòng và chữa bệnh đường hô hấp


(Kienthuc.net.vn) - Mùa lạnh, thường gặp nhất là bệnh đường hô hấp, nhất là người cao tuổi và trẻ em. Dưới đây là một số bài thuốc giúp phòng và chữa bệnh.


Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Một số bài thuốc thảo dược chữa bệnh viêm họng


Viêm họng là một bệnh phổ biến với các biểu hiện đau rát cổ họng, nuốt vướng... Theo Đông y, bệnh do nhiệt độc của phế vị xông lên và nhiễm khí độc của dịch lệ gây ra. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc Nam trị viêm họng đơn giản mà hiệu quả.

1. Lá nụ áo (hay cây lu lu) nghiền nát cùng với chút muối, ngậm nuốt nước dần, ngậm 2 - 3 lần một ngày, liên tục 3 - 5 ngày. Trị các chứng cổ họng sưng đau, nuốt vướng...

2. Lá mướp 2 - 3 lá, lá tỏi hoặc củ tỏi đem giã, chiết lấy nước cốt chia uống dần 2 - 3 lần trong ngày, dùng liên tục trong 3 - 5 ngày.

3. Đậu đen một lượng vừa phải sắc nước thật đặc, ngậm nuốt nước dần, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, trị chứng sưng đau họng không nói được.


Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Công dụng bất ngờ từ râu ngô

Râu ngô tên thuốc là ngọc mễ tu. Đây là loại có sợi dài, dai, màu nâu hung, vị ngọt, khô mà mềm được coi là loại tốt. Theo y học cổ truyền, râu ngô vị ngọt, tính bình. Quy kinh thận, bàng quang, có công năng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng, chỉ huyết.

Trong râu ngô chứa chất béo, tinh dầu, chất gôm, chất nhựa, glycosid đắng, saponin, crytoxanthin, sitosterol, stigmasterol, các a-xít hữu cơ (malic, tartric…), các hợp chất vi-ta-min C, K. Ngoài ra, trong râu ngô còn có nhiều chất khoáng: Giàu muối ka-li, can-xi, có nhiều đường, li-pít, ta-nin, an-la-tô-in. Vì thế khi uống nước râu ngô, có cảm giác ngọt, ngậy và mát. Râu ngô thu hái ở vùng Đà Bắc tỉnh Hòa Bình còn phát hiện các thành phần flavonoid, saponin, a-xít hữu cơ, carotenoid, polysaccharid và nguyên tố sắt.

Mẹo cần biết khi đi du lịch Singapore

Khi đi du lịch ở bất kỳ đâu bạn cũng nên tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán của nơi mình sắp đến. Khi đến Singapore bạn cũng nên chú ý một số điểm sau đây:

1. Thủ tục nhập cảnh

Singapore đã có hiệp định miễn thị thực cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh với thời gian tạm trú không quá 30 ngày, nhưng bạn nên lưu ý hộ chiếu phải còn thời hạn tối thiểu 6 tháng, xuất trình được vé máy bay từ Việt Nam đi Singapore và ngược lại. Khi nhập cảnh nhân viên cũng có thể hỏi về địa chỉ lưu trú, bạn nên đặt trước khách sạn và giữ booking đặt phòng khi được hỏi.
Mẹo cần biết khi đi du lịch Singapore

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Du lịch Singapore thì đi những đâu?


http://jetstar.bz/71-44-ve-may-bay-di-singapore 

Gia đình bạn đang có dự định cho chuyến đi tới đất nước Singapore, và chưa biết đến Singapore như thế nào, đang phân vân k biết nên đặt vé ở phòng vé nào có giá rẻ, uy tín? Bạn đừng quá lo lắng, phòng vé chúng tôi là đại lý bán vé máy bay đi Singapore giá rẻ của hãng hàng không Jetstar, đến với phòng vé chúng tôi bạn sẽ nhận được nhiều dịch vụ cũng như là ưu đãi hấp dẫn.

Để đặt vé đi singapore ở phòng vé chúng tôi, quý khách chỉ cần ngồi ở nhà và nhấc điện thoại lên gọi cho chúng tôi, nhân viên phòng vé sẽ giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ quý khách đặt ve may bay di singapore gia re. Tổng đài của chúng tôi tại Hà Nội: 04 730 86666 và tại văn phòng HCM: 08 7304 8888.

Đôi nét về cây dừa cạn


Dừa cạn còn có tên là bông dừa, hải đằng. Tên khoa học là Catharanthus Roseus (L.) G. - Don Apocynaceae, được trồng nhiều ở nước ta để làm cảnh. Bộ phận dùng làm thuốc là lá và phần ngọn của cây, phơi khô sắc uống hoặc chế biến thành dạng trà hoặc giã đắp.

 
Theo Đông y, dừa cạn có tác dụng làm săn, chống viêm, hạ áp, được sử dụng để điều trị một số bệnh: viêm đại tràng, khí hư bạch đới, tăng huyết áp, viêm nhiễm phần phụ, kinh bế, zona, phong ngứa, đái tháo đường, vàng da...

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Tác dụng của cây râu mèo


Cây râu mèo còn có tên gọi là cây bông bạc, thuộc họ hoa môi. Là loại cây thảo lâu năm, cao khoảng 0,5-1m. Thân vuông, thường có màu nâu tím. Lá mọc đối, có cuống ngắn, chóp nhọn, mép khía răng to. Cụm hoa là chùm xim co ở ngọn thân và ở đầu cành. Hoa màu trắng sau ngả sang màu xanh tím. Nhị và nhụy mọc thò ra ngoài, nhìn giống như râu mèo, hoa 5 cánh không đều. Bao phấn và đầu nhụy màu tím.



Cây mọc hoang, bộ phận dùng làm thuốc cắt cả cây, thu hái vào tháng 3 - 4 trước khi cây chưa có hoa, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Cây chứa một glycosid đắng là orthosiphonin, tinh dầu, chất béo, tanin, đường và một tỷ lệ khá cao muối vô cơ, trong đó chủ yếu là muối kali.

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Đôi nét về rau đắng biển



Nhắc đến rau đắng biển, nhiều người nghĩ ngay đến những món ăn quen thuộc dân dã, rau đắng được xem là món “đặc sản” của giới bình dân. Người ta thường bắt gặp những món ăn với rau đắng như rau đắng sống chấm mắm kho, rau đắng nhúng lẩu mắm, rau đắng nấu cháo tống, rau đắng nấu canh … và vô vàn những món ăn dân dã khác. Có một điều mà tôi luôn thắc mắc, do đâu mà rau đắng biển lại có sức hấp dẫn trong ẩm thực đến vậy?
Thông tin về rau đắng biển

Rau đắng biển còn gọi là rau đắng đồng, kỳ thực nó chỉ mọc ở những vùng đồng ruộng, lũng, thấp chứ không thể sống được ở những vùng đất biển bởi nước mặn. Thân rau thon nhỏ, tròn mụp, lá xanh tròn dẹt và mọng nước. Vào mùa sa mưa, cọng rau mát mình nên “nhổ giò” lớn nhanh như thổi với cái màu xanh lặc lìa trông bắt thèm con mắt.

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Bài thuốc đơn giản từ lá chanh

Chanh là loại cây được trồng rất phổ biến ở nước ta. Nhân dân trồng chanh để lấy quả ăn.

Lá chanh không chỉ được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng mà còn là vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Lá chanh hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Khi dùng làm thuốc lá chanh thu hái về rửa sạch, thái nhỏ hoặc để nguyên, phơi khô ở nơi không có nắng, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần hoặc có thể dùng tươi. Lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm. Dùng chữa ho do lạnh, cảm sốt không ra mồ hôi, hỗ trợ điều trị hen phế quản... Đặc biệt, trong lá chanh tươi có nhiều tinh dầu mùi thơm dễ chịu nên thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm.
Lá chanh có tác dụng tốt chữa bệnh

*Để chữa đầy bụng, bí tiểu ở trẻ em, có thể lấy lá chanh giã nát, hấp nóng, đắp vào rốn.

*Để chữa cảm sốt không ra mồ hôi, lấy 60-80 gr lá chanh sắc uống, đồng thời lấy lá chanh đun nước xông cho ra mồ hôi.

*Nếu răng lung lay, lấy 40 gr lá chanh tươi, đun cách thủy lấy nước. Ngày ngậm 2-3 lần, mỗi lần 5-10 phút, sau 3-5 ngày sẽ đỡ.

*Để hỗ trợ chữa hen phế quản, lấy một nắm lá chanh, một nắm dây tơ hồng, sao vàng lên, cho ba bát nước, sắc còn một bát, ngày uống 2-3 lần, liên tục trong vòng 7-10 ngày.

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Tác dụng bất ngờ từ quả thanh long

Thanh long là loại quả bổ dưỡng cung cấp vitamin, khoáng chất và tốt cho hệ tim mạch, phòng bệnh ung thư, trị mụn...nếu bạn biết sử dụng đúng cách.


Tốt cho tim

Các vấn đề tim mạch đang ngày một gia tăng trong cuộc sống hiện đại. May mắn thay, thanh long có tác dụng tuyệt vời trong việc làm giảm lượng cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt tron cơ thể. Thanh long là một nguồn tuyệt vời chất béo không bão hòa đơn, giúp cho trái tim bạn nghỉ ngơi trong tình trạng thái tốt.

Hỗ trợ tiêu hóa

Hãy ăn thanh long để làm sạch hệ tiêu hóa của bạn.Thanh long chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp hỗ trợ tiêu hóa kém và táo bón. Thịt và hạt thanh long chứa lượng protein giúp cho cơ thể khỏe mạnh và vui tươi.

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Tăng cường trí nhớ nhờ trà xanh



Trà xanh có thể giúp tăng cường năng lực của trí nhớ sinh hoạt và có thể trở thành phương thuốc chữa trị bệnh mất trí nhớ trong tương lai.Nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Sĩ tại ĐH Basel được công bố trên tạp chí Psychopharmacology cho thấy trà xanh có thể giúp tăng cường năng lực của trí nhớ sinh hoạt và có thể trở thành phương thuốc chữa trị bệnh mất trí nhớ trong tương lai.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên 12 người đàn ông khỏe mạnh tuổi bình quân là 24, cho họ uống sữa pha 27,5 g chất chiết xuất từ lá cây trà xanh (Camellia sinensis) rồi đối chiếu với nhóm chỉ uống sữa. Cả 2 nhóm đều không được cho biết mình có uống trà hay không.


Trà xanh còn có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ (Ảnh minh họa)

Các nhà khoa học yêu cầu người tham gia làm một số xét nghiệm kiểm tra trí nhớ trong lúc hoạt động não được theo dõi bằng thiết bị chụp hình ảnh cộng hưởng từ (MRI). Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng mối liên kết giữa đỉnh bán cầu phải với vỏ não trước trán ở những người có dùng trà xanh tăng cao hơn so với người chỉ dùng sữa. Nhóm nghiên cứu hy vọng tác dụng đó có thể khiến trà xanh trở thành phương thuốc trị liệu cho các chứng rối loạn liên quan đến sự mất cân bằng nhận thức như bệnh mất trí nhớ. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy trà xanh còn có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ và giúp kháng ung thư tuyến tiền liệt.
Theo Trúc Lâm (Người lao động)

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Công dụng của trái dâu

Theo Đông y, quả dâu chín phơi hay sấy khô (gọi là tang thầm) có công hiệu bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo

Quả dâu ta còn gọi là quả dâu tằm khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… đều tốt, được mọi người ưa chuộng.



Cây dâu cho lá nuôi tằm ra hoa kết quả vào tháng 2, 3. Đến mùa thu thì quả ít và nhỏ hơn. Giống dâu vườn lưu niên cho quả nhiều, to, ngọt và chất lượng tốt hơn. Trồng dâu lấy quả phải chọn giống dâu ít lá, lá nhỏ và mỏng. Quả dâu càng chín (tím đen) càng thơm ngọt, bớt chua chát, nhiều chất bổ dưỡng. Trong quả dâu có 84,71% nước, 9,19% đường và axit 80% (có axit malic, axit sucinic), protit 0,36%, tanin, vitamin C, caroten.

Theo Đông y, quả dâu chín phơi hay sấy khô (gọi là tang thầm) có công hiệu bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo. Dùng cho các trường hợp can thận âm hư, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, điếc tai, bệnh đái tháo đường, tiểu khó, táo bón, râu tóc bạc sớm, đau sưng khớp, đau lưng mỏi gối, hồi hộp mất ngủ, lao hạch, đau mỏi khớp.

Một số bài thuốc thường dùng

Bài 1: Tóc khô gãy, rụng, chóng bạc: Quả dâu 1kg, rượu 0,5 lít, dâu rửa sạch, để ráo nước cho vào bình đổ rượu ngâm 3 ngày. Uống ngày 2 lần vào 2 bữa cơm. Mỗi lần 20ml.

Bài 2: Chữa nhức mỏi cơ xương khớp, đau lưng gối, táo bón, kém ăn: Quả dâu chín 40g, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ. Gạo tẻ vo sạch cho vào ninh thành cháo cùng với dâu. Ăn buổi sáng (lúc chưa ăn gì, bụng đói) rất tốt đối với người già, yếu, ốm dậy.

Bài 3: Giúp ngủ ngon: Quả dâu tươi 60g, rửa sạch cho vào ấm đổ 500ml sắc uống ngày 2 lần/ngày vào chiều tối. Nếu mất ngủ lâu ngày thì dùng bài thuốc: Quả dâu 15g, thục địa 15g, bạch thược 15g. Tất cả các vị thuốc cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày. 15 ngày 1 liệu trình.

Công dụng của mướp đắng

Dù có vị hơi đắng, nhưng mướp đắng (hay khổ qua) lại rất hữu ích với sức khỏe. Để có được lợi ích đó, hãy tìm mua và nấu ăn nó thường xuyên.

1. Bệnh tiểu đường loại II

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc tăng cường trao đổi glucose. Uống một cốc nước ép mướp đắng mỗi ngày và trải nghiệm hiệu quả. Ngừng uống nếu bạn bị đau bụng, tiêu chảy hoặc sốt. Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và điều chỉnh thuốc khi cần thiết, với sự trợ giúp của bác sĩ.

2. Sỏi thận

Sỏi thận cực kỳ đau đớn. Mướp đắng có thể giúp bạn thoát khỏi căn bệnh này một cách tự nhiên. Mướp đắng làm giảm axit cao gây ra sỏi trong cơ thể. Hòa bột mướp đắng với nước để tạo thành một loại trà hữu dụng cho sức khỏe. Loại trà này có hương vị hấp dẫn và bạn có thể sử dụng mà không cần thêm đường.



3. Giảm lượng cholesterol

Mướp đắng giúp làm giảm lượng cholesterol, từ đó giúp bạn thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh đau tim và đột quỵ. Cholesterol cao chỉ có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Ăn mướp đắng thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên.

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Công dụng bất ngờ từ trái bí đao

Bí đao còn có tên bí xanh (vỏ màu xanh có hoặc không có phấn), chữa được rất nhiều bệnh từ đơn giản đến phức tạp, nhất là vào mùa hè.

Phòng chữa bệnh mùa hè

Nắng nóng, nồm ẩm gây nhiều mỏi mệt, uể oải, thân thể nặng nề, đau đầu, tiểu vàng, ăn không tiêu các loại ôn bệnh. Có thể bị trúng thử (cảm nắng, cảm thử).

Đơn giản, hiệu quả là chỉ có bí đao (BĐ) với cà chua, vài lát gừng giã dập.

Dùng canh bí đao chỉ có bí hoặc với riêu cua, tôm nõn khô… Nước luộc gà nấu canh bí… (Sách nội trợ có nhiều công thức). 



Canh mùa hè chống nóng nực, háo khát phòng cảm cúm dịch (viêm não, sốt xuất huyết…). BĐ chỉ cạo sơ qua vỏ, thái miếng 500g, nấm rơm tươi 50g, đậu xanh, thịt lợn nạc, gia vị.

Có thể phối hợp thêm cho trường hợp cần tác dụng mạnh hơn. Cho thêm ý dĩ, bạch biển đậu, lá sen thái chỉ…

Ở Trung Quốc, nhiều nơi có tập quán vào những ngày hè oi bức mọi người đều uống nước nấu bí đao.

Đông qua thủy (nước BĐ) chữa sốt cao. Dùng khạp to, bí đao cắt thành miếng nhỏ cho đầy khạp, không cho nước hoặc rất ít. Đậy kín rồi trát xi-măng cho kín, hạ thổ thì tốt hơn. Sau một thời gian khoảng 1-20 năm BĐ biến thành nước. Khi dùng không cần đun nấu lại. Để càng lâu càng tốt.


Bệnh tiết niệu sinh dục

Tiểu không thông, tiểu đục do thấp nhiệt bàng quang: nấu bí cả vỏ xanh. Uống nước ăn cái.

Phù toàn thân: BĐ, hành củ nấu với cá chép. 




Phù khi có thai: BĐ và đậu đỏ lượng bằng nhau (khoảng 40g) nấu canh ăn (không cho muối).

Bạch đới: hạt BĐ lâu năm rang nghiền bột uống 15g mỗi lần, vào lúc đói.

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Công dụng không thể bỏ qua của bí đỏ

Công dụng không thể bỏ qua của bí đỏ
Bí đỏ là một trong những "siêu thực phẩm" không thể bỏ qua nếu bạn đang muốn giảm cân hay cải thiện sức khỏe.


Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Công dụng của chuối đối với sức khỏe

Tác dụng của chuối đối với sức khỏe

Một số nghiên cứu mới của các nhà khoa học Nhật bản cho biết khá nhiều thông tin lý thú như chuối chứa nhiều tyrosin, một tiền chất để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hoà hoạt động của tim mạch (nhất là đối với trẻ nhỏ). Trong chuối có đủ 8 loại axít amin thiết yếu mà cơ thể con người không tự tạo ra được, có đến 11 loại khoáng chất và 6 vitamin. Có thể nói chuối không chỉ tốt đối với trẻ nhỏ, mà người lớn nếu ăn một, hai trái mỗi ngày sẽ được cung cấp thêm năng lượng, vitamin, khoáng chất cho cơ thể.

 


Lợi ích của việc ăn chuối
Chuối rất giàu kali, vì thế những người bị huyết áp cao nên ăn 2 quả chuối mỗi ngày sẽ giúp ích cho cơ thể.
Một nghiên cứu từ trường đại học Tokyo cho biết trong những quả chuối chín có chứa một hợp chất hóa học giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
Ăn 2 quả chuối mỗi ngày giúp cơ thể thoải mái, giảm căng thằng.
Những cô nàng hơi mũm mĩm thừa cân thì nên ăn chuối thay vì những những chất ngọt khác như kẹo bánh …
Trong chuối có chứa nhiều chất vitamin B6 giúp tế bào thần kinh khỏe mạnh.
Những người dạ dày kém, hay bị nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, ăn chuối là biện pháp tích cực giúp dễ tiêu hóa hơn và chữa khỏi những triệu chứng này.
Lượng kali trong một quả chuối có thể giúp bạn tránh khỏi những cơn chuột rút cơ bắp, những ai yêu thích thể thao như chạy bộ, đạp xe … thì nên ăn chuối trước khi chạy bộ, hoặc đạp xe thể dục ...

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Tác dụng tuyệt vời từ cherry

- Quả Cherry hay còn gọi là quả anh đào. Quả cherry không những rất ngon miệng mà quan trọng hơn, nó còn mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích về sức khỏe mà bạn không ngờ tới. Dưới đây là 7 tác dụng tuyệt vời của loại quả này:

1. Giàu vitamin A

Hàm lượng vitamin A cao là một trong những lợi ích lớn nhất của quả Cherry. Chúng chứa lượng vitamin A gấp 20 lần trong quả việt quất hoặc dâu tây. Ngoài ra, quả cherry còn chứa beta carotene – vitamin đặc biệt này rất có lợi cho hệ miễn dịch, thị lực và làn da của bạn.


2. Cho giấc ngủ sâu

Nếu bạn thường xuyên ngủ không ngon giấc, quả Cherry sẽ giúp bạn cải thiện các vấn đề về giấc ngủ bởi chúng chứa melatonin giúp điều hòa giấc ngủ. Vì vậy, ăn quả anh đào thường xuyên sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu.

3. Tốt cho não bộ

Quả Cherry được biết đến là thực phẩm tốt cho não bộ bởi chúng chứa các chất chống ôxy hóa anthocyanin. Đây là một lí do nữa khiến bạn không nên bỏ qua loại quả tuyệt vời này.

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Món kem chiên ngon tuyệt


Cùng làm món kem chiên ngon tuyệt.
Nguyên liệu: 1kg kem vani; 2 quả trứng; 60ml sữa tươi; 1 chén bột mì; 1 chén bột xù (breadcrumbs).

Cách làm:

- Múc kem thành nhiều viên tròn, để trên khay, cho vào ngăn đông tủ lạnh khoảng một tiếng cho viên kem cứng lại.

- Dùng kẹp gắp viên kem ra, lăn qua bột mì, nhúng vào chén trứng đã đánh tan với sữa, lăn qua chén bột xù cho bột xù phủ kín viên kem, cho vào ngăn đông trở lại, để một tiếng. Lặp lại quy trình, nhúng qua trứng rồi lăn qua bột xù, cho vào ngăn đá một tiếng nữa.




- Bắc một nồi nhỏ lên bếp, cho dầu ăn vào, canh lượng dầu sao cho ngập được viên kem là được. Dầu nóng sôi thì cho viên kem vào chiên cho bột vàng đều (khoảng 30 giây là tối đa). Vớt ra để trên giấy thấm dầu rồi dùng ngay với mật ong hoặc xốt sôcôla.

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Cùng làm kem trái cây mát lạnh cho ngày hè

Kem từ lâu đã trở thành món ăn vặt được giới trẻ yêu chuộng trong những ngày nắng nóng. Những que kem với hương vị tuyệt vời từ trái cây và sữa chua béo thơm, mát lạnh sẽ giúp bạn giải nhiệt cực nhanh. Hè đã về tràn ngập các con phố, khắp mọi nẻo đường, do đó hãy trốn nắng mùa hạ bằng những que kem sữa chua trái cây thật là mát, thật là ngon theo công thức dưới đây nhé. 


Nguyên liệu: 

- Vài quả dâu tằm, dâu tây, đào, việt quất (có thể thay bằng xoài, chuối, dứa, dưa hấu hoặc kiwi) và mật ong. 

- 1 cốc sữa chua hương vani.

- 3 thìa canh mật ong. 

- Từ 2 đến 3 thìa canh bơ. 

- Khuôn làm kem (có thể mua ở siêu thị hoặc shop bán vật liệu làm bánh) và que gỗ.

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Đôi nét về chanh đào


Chanh đào thường mua về để ngâm thành cao chanh, dịch chanh, chanh muối, sirô... dùng vào mùa đông khi cảm cúm, ho dai dẳng... 
 
- Tháng 9, 10 là mùa của chanh đào, các mẹ, các chị thường mua về để ngâm thành cao chanh, dịch chanh, chanh muối, sirô... dùng vào mùa đông khi cảm cúm, ho dai dẳng...

Thành phần của từng loại chanh khác nhau, nhưng trong một quả chanh, vỏ thường chiếm 13 - 24%, dịch chanh 23 - 75%, chất xơ 13 -38%, hạt 5 - 7%. Thành phần chính gồm 1% protein; 11,1% carbonhydrat; 0,9% dầu béo; 0,3% chất vô cơ; 0,07% canxi; 0,001% P; 2,3% sắt và nhiều loại nguyên tố vi lượng khác...
Ngoài ra, chanh còn có vitamin C và nhiều chất xơ có lợi cho sức khoẻ. Dịch ép của chanh quả (bỏ vỏ) chứa 6,56 - 7,84% axit hữu cơ toàn phần (chủ yếu là axit citric), 0,26 - 4,13% đường toàn phần.



Sirô chanh ngậm chữa ho, pha nước uống giải khát.

Từ quả chanh có thể chế biến thành các sản phẩm khác nhau để dùng quanh năm.

Cao chanh: Vắt quả chanh lấy dịch chanh, lọc qua vải cho sạch bã, cho vào đĩa sứ hoặc khay men đem phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ thấp (40 - 500C) cho tới khi đặc như keo, cất vào lọ thuỷ tinh dùng dần.

Dịch chanh: Dịch chanh đã lọc sạch, cho 1g kali sorbat/lít lắc đều, đổ vào lọ thuỷ tinh nút kín dùng dần.

Chanh muối: Đây là cách tốt nhất vừa làm đồ ăn vừa làm thức uống và ngậm chữa ho. Chọn loại chanh mỏng vỏ, mọng nước, rửa sạch để ráo, cho vào lọ, dùng một vỉ tre nén chặt, đun nước muối thật mặn (100g/l) để nguội rồi đổ ngập trên vỉ. Cách làm này bảo quản tốt chanh, không lo chanh muối bị mốc.

Sirô chanh: Chanh để cả quả rửa sạch, trần qua nước sôi trong 3 phút, để ráo, xếp vào lọ thuỷ tinh. Cứ một lớp chanh một lớp đường (cứ 1kg chanh, 1kg đường). Đậy nắp lại, sau vài ba ngày dịch chanh sẽ tiêu ra. Chắt lắng sirô, bổ sung thêm đường cho tới khi quả chanh quắt lại thì thôi. Đóng sirô vào chai đậy kín nút. Quả chanh dùng ngậm chữa ho, sirô pha nước uống giải khát.

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Những bệnh gì không nên ăn dưa hấu?

Dưa hấu là loại quả được nhiều người ưa thích bởi tính ngọt và có nhiều nước. Dưa hấu có khả năng dưỡng âm nhuận táo, sinh tân dịch và làm hết khát, tiêu phiền, giải độc. Với người bị viêm nhiễm, mụn nhọt, tăng huyết áp dùng dưa hấu sẽ rất hữu ích.

Ngoài ra, dưa hấu của có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, làm khỏe thận, chống nôn và giải độc rượu. Tuy nhiên, không phải người nào ăn dưa hấu cũng bổ và có lợi cho sức khỏe. Những người sau đây nên hạn chế ăn dưa hấu.


1.Người mắc bệnh tiểu đường:
Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn ít dưa hấu. Trong dưa hấu có 5% các loại đường, do đó ăn dưa hấu làm tăng lượng đường trong máu. Người bình thường do kịp thời phân dịch tuyến insulin nên đường trong máu, đường trong ống tiết niệu duy trì ở trạng thái bình thường. Còn người mắc bệnh tiểu đường do tuyến insulin hoạt động kém nên ăn dưa hấu sẽ làm tăng đường trong máu, nếu tình hình bệnh nặng có thể gây rối loạn trao đổi chất. Vì thế, người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế lượng đường hấp thụ mỗi ngày. Nếu ăn quá nhiều dưa hấu trong một ngày thì nên giảm lượng đường trong các thực phẩm khác để tránh tình trạng bệnh trở thành nghiêm trọng.

2.Người chức năng thận kém:
Thận hoạt động kém làm cho chức năng bài tiết nước trong cơ thể giảm, dễ gây phù chi dưới và toàn thân. Người mắc bệnh thận nếu ăn quá nhiều dưa dấu sẽ gây ra tình trạng hấp thụ nước mà không kịp đào thải, do đó lượng nước tích trữ quá nhiều trong cơ thể, thể tích máu tăng cao, gây ra chứng phù nhanh và dễ suy tim cấp tính.

 
 
3.Người bị cảm:
Đông y cho rằng kể cả cảm lạnh hay sốt, hoặc có những biểu hiện giống như vậy đều phải dùng phương pháp giải bệnh hoặc phát tán ngay từ bên ngoài. Dưa hấu tính nóng nên ăn nhiều có thể làm tình trạng bệnh nặng hoặc kéo dài.

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Trái Kiwi và lợi ích

Kiwi là một loại trái cây có phần ruột màu xanh lá cây, nép mình trong phần vỏ xù xì màu nâu. Phần trung tâm của trái kiwi luôn ngọt hơn phần bên ngoài, và có nhiều hạt nhỏ màu đen dễ bể khi cắn nhẹ. Trái kiwi thường được bày bán ở các siêu thị. Dưới đây là những lợi ích của trái kiwi đối với sức khỏe.


 

Nhiều dưỡng chất. Khi ăn một trái kiwi, bạn sẽ nhận được nhiều chất bổ dưỡng cùng với 46 calo. Một trái kiwi chứa lượng vitamin C nhiều hơn một quả cam cùng kích cỡ. Những dưỡng chất khác mà bạn có thể tìm thấy trong trái kiwi gồm vitamin A, chất xơ, kali, đồng, magiê, vitamin E và man-gan. Hạt kiwi còn là nguồn dồi dào axít béo omega-3.

Trái kiwi đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của hệ hô hấp. Một cuộc nghiên cứu được thực hiện trên trẻ em tại Ý thừa nhận, những đứa trẻ ăn càng nhiều trái kiwi, chúng càng ít có khả năng bị các vấn đề về sức khỏe liên quan đến hệ hô hấp như ho, thở nông và khò khè.


Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Công dụng của trái bơ

Có những lợi ích từ quả bơ mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là 10 lợi ích về sức khỏe mà quả bơ có thể mang lại cho bạn nếu dùng nó mỗi ngày.

1. Chống ung thư thận
Các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã chứng minh rằng, trong trái bơ có chứa một số chất giúp chống ung thư như trong một số trái cây rau quả khác.


 


2. Tăng khả năng chống ung thư miệng
Một số hợp chất có trong trái bơ có thể phát hiện những tế bào có khả năng ung thư hoặc gây ung thư miệng và tiêu diệt chúng mà không gây hại đến những tế bào khỏe mạnh.

3. Chống ung thư vú
Giống như dầu ô liu, bơ có chứa lượng axit oleic khá cao. Đây là loại axit giúp ngăn ngừa ung thư vú.

4. Tốt cho mắt
Trong bơ có chứa lượng lutein carotene cao hơn bất cứ loại trái cây nào khác. Chất này giúp chống sự thoái hóa thành các vết đen, bệnh đục nhân mắt và một số bệnh về mắt liên quan đến tuổi thọ.

5. Giảm Cholesterol
Bơ có chứa rất nhiều beta-sitosterol, là một hợp chất làm giảm tỉ lệ cholesterol. Một nghiên cứu tiến hành trên 45 người đã cho thấy ăn một quả mỗi ngày sẽ giúp giảm tỉ lệ chất béo xuống khoảng 17% chỉ trong vòng một tuần.

6. Giúp tim khỏe mạnh
Một ly bơ có chứa 23% folate, chất đã được chứng minh có tác dụng giảm nguy cơ do bệnh tim gây ra so với những người không ăn. vitamin E và glutathione có trong bơ cũng rất tốt cho tim của bạn.

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Lợi ích bất ngờ từ dưa hấu

Bên cạnh màu sắc hấp dẫn và hương vị dễ chịu, dưa hấu có nhiều lợi ích về sức khỏe.


Chất chống ô-xy hóa: Dưa hấu chứa nhiều lycopene, vốn là chất chống ô-xy hóa có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại nhiều loại bệnh ung thư khác nhau, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt. Dưa hấu cũng nằm trong nhóm rau quả có hàm lượng lycopene cao nhất.


Trị suy tim và tiểu đường: Chất arginine cũng được chứng minh có tác dụng tích cực ở những bệnh nhân suy tim. Người bị bệnh tiểu đường cũng hưởng lợi từ arginine, do chất này giúp tăng cường quá trình chuyển hóa glucose và sự nhạy cảm insulin, qua đó hạ thấp mức glucose trong máu.

Nguồn vitamin: Dưa hấu cũng là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin khác nhau: vitamin A giúp duy trì sức khỏe mắt; vitamin C giúp cải thiện khả năng miễn dịch, làm lành vết thương, ngăn chặn thương tổn tế bào, giúp răng và nướu khỏe; vitamin B6 giúp cải thiện chức năng não và giúp chuyển đổi protein thành năng lượng. Ăn dưa hấu là sự thay thế an toàn cho việc dùng nước tăng lực trước khi vận động.

Bổ sung chất dịch cơ thể: Dưa hấu chứa hơn 92% nước. Ăn dưa hấu có thể giúp bồi bổ cho chất dịch cơ thể bị mất đi qua hoạt động tiểu tiện và quá trình bài tiết mồ hôi. Dưa hấu cũng chứa nhiều chất potassium, vốn có thể giúp duy trì sự cân bằng giữa chất điện phân và a-xít kiềm.

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Hoa vàng anh nở rực trời Hà Nội

Đầu tháng tư, những bông hoa vàng anh (hay còn gọi là hoa vô ưu) lại đua nhau bung nở. Một góc Hà Nội bỗng nhiên được nhuộm vàng với những chùm vô ưu, níu chân người đi đường.

Không chỉ độc đáo ở cái tên "Vô ưu", loài hoa này còn được biết đến như một biểu tượng của Phật Giáo. Tên hoa có nghĩa là không ưu tư phiền muộn, nghĩ đến hoa là nghĩ đến sự giải thoát hết mọi sự vẩn đục, vấn vương… của trần gian.
 

Vô ưu có nguồn gốc từ Ấn Độ, gắn với điển tích Đức Phật Thích Ca được sinh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni. Tín đồ Ấn Độ giáo rất quý trọng cây Vô Ưu, họ tin rằng cây là biểu tượng cho Tình Yêu, và là cây dâng tặng riêng cho nữ thần tình ái Kama Deva. Tại một số nước, những người phụ nữ còn thường ăn nụ hoa hoặc uống nước có ngâm hoa vô ưu với niềm tin rằng nhờ nước này họ sẽ bảo vệ được con cái, bảo vệ gia đình...

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Công dụng bất ngờ từ cây rau sam

Rau sam là cây thảo sống hằng năm, mọc bò. Bộ phận dùng: toàn cây, thường dùng tươi. Vị chua, tính hàn, không độc, vào đại tràng, can, thận. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán huyết, tiêu thũng. Dùng cho hội chứng lỵ, viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu (đái dắt, đái buốt, đái ra huyết và cặn sỏi), mụn nhọt lở ngứa.

Rau sam tên khoa học Portulaca oleracea L.

Liều dùng 60 – 200g tươi (hoặc 15 – 40g khô).


 
Rau sam dùng để chữa các chứng bệnh

*Chữa lỵ:

- Rau sam 100g, cỏ sữa nhỏ lá 100g. Sắc với 400 ml nước chia uống 2 lần trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu, thêm cỏ nhọ nồi 20g, rau má 20g.

- Rau sam 10g, cỏ nhọ nồi 10g, cỏ sữa 10g, lá nhót 10g, búp ổi 10g làm thuốc bột hay làm hoàn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 15g.

- Rau sam 20g, cỏ sữa nhỏ lá 15g, cam thảo đất 12g, tử tô 12g, mần trầu 12g, kinh giới 12g. Dùng dạng thuốc bột hay thuốc hoàn, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 20g; nếu bệnh cấp tính có thể sắc uống.

+ Chữa giun kim: Rau sam tươi 50g, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Uống liền trong 3 ngày.

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Công dụng bất ngờ của bắp cải

Không chỉ giàu dinh dưỡng, cải bắp còn chứa nhiều chất có thể ngừa ung thư, viêm loét dạ dày, viêm tuỵ, chống táo bón, tiểu đường, nhanh lành vết thương, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể… Vì vậy, tại nhiều quốc gia châu Âu và châu Mỹ, cải bắp được xem là “thuốc chữa bách bệnh của người nghèo”.

Đây là món ăn thường thấy nhất trong bếp của người Mỹ, món ăn đóng vai trò chính  trong các bữa ăn kiêng của người dân châu Âu và châu Á. Một bát cải bắp nhỏ chứa trên 22g calo, món ăn khá nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, loại rau này còn chứa nhiều chất sulforaphane, chất làm tăng sản xuất các loại enzyme, loại bỏ các hóa chất hoạt động tự do, phá huỷ các tế bào gây ung thư.


 
 

Theo các nhà khoa học Stanford (Mỹ), chất sulforaphane để loại bỏ các loại tế bào ung thư có nhiều trong bắp cải hơn bất cứ sản phẩm cây trồng nào. Đối với loại thực phẩm này, chúng ta có thể chế thành món salad, xào, nấu, súp…

Bắp cải cũng có nhiều muối khoáng, nhất là canxi, photpho, kali, sắt. Lượng vitamin C trong bắp cải chỉ thua cà chua, nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Trong loại rau này, vitamin C kết hợp sẵn với vitamin P thành phức hợp PC.

Vitamin C được vitamin P bảo vệ khỏi bị ôxy hóa nên có giá trị sinh học cao hơn thuốc vitamin C.

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Hà Nội ngày tháng tư - mùa hoa loa kèn

Tặng những người sinh tháng 4
"Khi Hà Nội còn chút rét se se, có khi lai rai mấy buổi mưa phùn của mùa xuân muốn lưu lại. Rồi, chen vào đó một ngày thoáng chút nóng bức đầu hè. Nắng sáng hơn . Ngày mai, ra đường, bỗng reo lên như một tiếng như thể lần đầu tiên phát hiện: HÀ NỘI, đã MÙA HOA LOA KÈN...."
(Trích "Mùa hoa loa kèn" của Ngô Văn Phú - "HN 36 góc nhìn”) 

Khi đất trời giao hòa, cứ vào tháng ba, tháng tư thứ hoa tinh khiết, trắng trong ấy lại nở; ùa về khắp phố phường, tô điểm thêm thú chơi của người Hà Nội. Chúng ta thật khó nhận ra hè sắp sang nếu như không có cái ngọt ngào, e ấp, trắng trong của hoa loa kèn. Chị bán hoa nhẹ nhàng những bước chân trên phố. Các chị, các cô dừng lại níu lấy hoa. Ngắm nghía và lựa chọn.

 

Thực ra, mình thích gọi hoa loa kèn bằng tên Bách hợp hơn. Nó dường như cũng toát lên vẻ trắng ngần của bông hoa và chứa đựng một vẻ đẹp kiêu sa không một loài hoa nào có.
Cứ nhìn thấy bóng dáng của những bông hoa trắng muốt, đúng ra là hình ảnh những chiếc xe đạp chở đầy hoa loa kèn nhiều đến mức mình chỉ nhìn thấy đầy ắp hoa không thấy người bán hàng đâu là mình biết mùa hè sắp đến gần rồi. Và nhìn thấy hoa loa kèn mình lại nhớ đến những người bạn sinh vào tháng 3 và 4. Hình như bạn nào sinh vào tháng này đều có chút ảnh hưởng từ những bông hoa cánh trắng, nhị vàng ươm, thơm đậm này.

 

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Đôi nét về cây chua me đất


Chua me đất hoa đỏ còn có nhiều tên gọi khác như hồng hoa thố tương thảo, tam hiệp liên, thủy toan chi, cách dạ hợp... Có tên khoa học Oxalis corymbosa DC.. Theo Ðông y, chua me đất hoa đỏ có vị chua, tính hàn. Có tác dụng tán ứ huyết, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc... được dùng chữa các bệnh tổn thương do trật đả, viêm họng, viêm đường tiết niệu, khí hư bạch đới, bỏng, viêm loét, mụn nhọt ngoài da.

 
 
Một số bài thuốc nam thường dùng:

Chữa chấn thương đau nhức do đụng dập: chua me đất hoa đỏ 100-200g. Sắc uống ngày một thang. Có thể dùng giã nát đắp tại chỗ sưng đau.

Chữa trẻ em sốt cao: chua me đất hoa đỏ 10-20g, kim ngân hoa 10-20g, sài đất 10g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm họng: chua me đất hoa đỏ 20g, lá xạ cạn 10g, bồ công anh 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Chữa viêm thận: chua me đất hoa đỏ 100g. Sắc uống ngày một thang.

 

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Công dụng của củ cải trắng

Không chỉ là một loại rau củ khá phổ biến, củ cải trắng còn có rất nhiều tác dụng trong chữa bệnh và làm đẹp.
Kết quả phân tích cho thấy, trong 100g củ cải có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40mg canxi, 41mg photpho, 1.1mg sắt, 0.06mg vitamin B1, 0.06mg vitamin B2, 0.5mg vitamin PP, 30mg vitamin C… Lá và ngọn củ cải còn chứa tinh dầu và một hàm lượng đáng kể vitamin A, C. 
 

Tác dụng chữa bệnh
Trong dân gian, củ cải từ lâu đã được dùng để chữa các chứng bệnh như:
Khản tiếng, không nói được: Củ cải sống 300g rửa sạch vắt lấy nước, gừng sống 20g giã vắt lấy nước, trộn hai thứ vào nhau rồi uống ngày 3 lần, uống 2 ngày là khỏi. 
Đại tiện ra máu: Củ cải sống 200g giã nát, lọc lấy một chén nước nhỏ cho 4 thìa nhỏ nước mật ong, đun sôi và uống nước này vào buổi sáng hằng ngày.
Đau sỏi mật: Củ cải sống 300g thái to thành từng miếng như ngón tay, tẩm với mật ong màu vàng nhạt, không dùng mật ong màu nâu sẫm. Đặt củ cải đã tẩm mật ong lên chảo rồi sấy khô trên than hoặc lửa. Khi khô lại tẩm mật ong và sấy khô không để chảy nước, ăn củ cải sấy khô và uống một ít nước muối loãng ngày 2 lần, dùng trong một tháng.

Công dụng của trầu không

Trầu không chúng ta thường biết đến trong những ngày lễ, ngày hỏi, ngày hội(trong phong tục của người Việt ta), không chỉ có vậy, trầu không cũng có một số tác dụng làm thuốc nữa đó. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé:


Lá trầu không "đủ sức" để trị một số bệnh thông thường như đau đầu, ho, bỏng, tắc sữa... bằng những cách vô cùng đơn giản như hơ nóng, vắt nước cốt, trộn với mật ong.

Theo phân tích dinh dưỡng, cứ 100 gr lá trầu không thì có đến 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ và 6.1% carbohydrate. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu là canxi, caroten, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C. Riêng giá trị calo lên tới 44.


Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy lá trầu không còn chứa cả chất tanin, đường, điataza và tinh dầu. Tinh dầu của nó có màu vàng nhạt, hương thơm nồng, khi nếm có vị nóng và cay.

Ngoài ra, trầu không còn chứa một dạng phenol có tên là chavicol có đặc tính khử trùng rất tốt. Chính vì vậy trầu không rất hữu ích với sức khỏe con người.

Bệnh đái giắt
Uống hỗn hợp nước cốt trầu không pha chung với sữa loãng, 1 chút đường sẽ giúp chấm dứt được tình trạng đái giắt.

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Những công dụng tuyệt vời của trái cà chua mà bạn chưa biết

Cà chua chúng ta thường ăn tươi sống, nấu canh cà chua, xào với thịt, hải sản, trứng rất thơm ngon, bổ dưỡng. Giải khát bằng nước ép cà chua cùng với ít đường, đá uống rất tốt trong mùa hè. Đây là lại rau củ ăn rất ngon và có rất nhiều công dụng đặc biệt mà chúng ta có thể sử dụng hằng ngày để tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thanh xuân.

Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của cà chua có thể bạn chưa biết, chúng ta cùng khám phá nhé.


 

Phòng ung thư: Chất lycopene còn có khả năng oxy hoá đặc biệt, có thể tiêu trừ các phân tử tự do, bảo vệ tế bào, ngăn chặn quá trình biến đổi của các bệnh ung thư. Cà chua không chỉ có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư tiền liệt tuyến, mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng ung thư như ung thư tuyến tuỵ, ung thư trực tràng, ung thư vòm họng, ung thư vú…

Chữa viêm gan mạn tính: Cà chua 250mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn hàng ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.

Tốt cho người viêm thận: Trong cà chua còn có chất giúp dịch vị bài tiết một cách bình thường, bảo đảm cho hồng cầu được tạo thành, có lợi cho việc duy trì tính đàn hồi của thành mạch máu và bảo vệ làn da. Ăn cà chua có tác dụng hỗ trợ phòng tránh và trị liệu các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Cà chua chứa nhiều nước, lợi tiểu, cũng thích hợp cho người bị viêm thận sử dụng.

Những công dụng của cây sả

Cây sả là một loại gia vị được ưa dùng trong các món ăn nhất là các món có mùi tanh, bên cạnh đó nó cũng là một loại thuốc quý chữa bệnh nữa đó. Sau đây chúng mình cùng tìm hiểu về tác dụng của cây sả nhé:


1. Ngăn ngừa ung thư

Một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100 g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene - những chất chống  oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư.

2. Giúp tiêu hóa tốt

Trà từ cây sả và tinh dầu sả (có thể uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy.

Sả là loại cây thảo sống dai, cao khoảng 1m, mọc thành bụi (tên khoa học là Cymbopogon Citratus (L.) Pers), thuộc họ lúa (Poaceae).
Tinh dầu sả cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể vì có khả năng thư giãn các cơ dạ dày. Nó không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi. Kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng, tiêu đờm. Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi. Chú ý táo bón mà có sốt không dùng cây sả, không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, không sắc lâu.