Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Đôi nét về cây chua me đất


Chua me đất hoa đỏ còn có nhiều tên gọi khác như hồng hoa thố tương thảo, tam hiệp liên, thủy toan chi, cách dạ hợp... Có tên khoa học Oxalis corymbosa DC.. Theo Ðông y, chua me đất hoa đỏ có vị chua, tính hàn. Có tác dụng tán ứ huyết, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc... được dùng chữa các bệnh tổn thương do trật đả, viêm họng, viêm đường tiết niệu, khí hư bạch đới, bỏng, viêm loét, mụn nhọt ngoài da.

 
 
Một số bài thuốc nam thường dùng:

Chữa chấn thương đau nhức do đụng dập: chua me đất hoa đỏ 100-200g. Sắc uống ngày một thang. Có thể dùng giã nát đắp tại chỗ sưng đau.

Chữa trẻ em sốt cao: chua me đất hoa đỏ 10-20g, kim ngân hoa 10-20g, sài đất 10g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm họng: chua me đất hoa đỏ 20g, lá xạ cạn 10g, bồ công anh 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Chữa viêm thận: chua me đất hoa đỏ 100g. Sắc uống ngày một thang.

 

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Công dụng của củ cải trắng

Không chỉ là một loại rau củ khá phổ biến, củ cải trắng còn có rất nhiều tác dụng trong chữa bệnh và làm đẹp.
Kết quả phân tích cho thấy, trong 100g củ cải có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40mg canxi, 41mg photpho, 1.1mg sắt, 0.06mg vitamin B1, 0.06mg vitamin B2, 0.5mg vitamin PP, 30mg vitamin C… Lá và ngọn củ cải còn chứa tinh dầu và một hàm lượng đáng kể vitamin A, C. 
 

Tác dụng chữa bệnh
Trong dân gian, củ cải từ lâu đã được dùng để chữa các chứng bệnh như:
Khản tiếng, không nói được: Củ cải sống 300g rửa sạch vắt lấy nước, gừng sống 20g giã vắt lấy nước, trộn hai thứ vào nhau rồi uống ngày 3 lần, uống 2 ngày là khỏi. 
Đại tiện ra máu: Củ cải sống 200g giã nát, lọc lấy một chén nước nhỏ cho 4 thìa nhỏ nước mật ong, đun sôi và uống nước này vào buổi sáng hằng ngày.
Đau sỏi mật: Củ cải sống 300g thái to thành từng miếng như ngón tay, tẩm với mật ong màu vàng nhạt, không dùng mật ong màu nâu sẫm. Đặt củ cải đã tẩm mật ong lên chảo rồi sấy khô trên than hoặc lửa. Khi khô lại tẩm mật ong và sấy khô không để chảy nước, ăn củ cải sấy khô và uống một ít nước muối loãng ngày 2 lần, dùng trong một tháng.

Công dụng của trầu không

Trầu không chúng ta thường biết đến trong những ngày lễ, ngày hỏi, ngày hội(trong phong tục của người Việt ta), không chỉ có vậy, trầu không cũng có một số tác dụng làm thuốc nữa đó. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé:


Lá trầu không "đủ sức" để trị một số bệnh thông thường như đau đầu, ho, bỏng, tắc sữa... bằng những cách vô cùng đơn giản như hơ nóng, vắt nước cốt, trộn với mật ong.

Theo phân tích dinh dưỡng, cứ 100 gr lá trầu không thì có đến 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ và 6.1% carbohydrate. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu là canxi, caroten, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C. Riêng giá trị calo lên tới 44.


Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy lá trầu không còn chứa cả chất tanin, đường, điataza và tinh dầu. Tinh dầu của nó có màu vàng nhạt, hương thơm nồng, khi nếm có vị nóng và cay.

Ngoài ra, trầu không còn chứa một dạng phenol có tên là chavicol có đặc tính khử trùng rất tốt. Chính vì vậy trầu không rất hữu ích với sức khỏe con người.

Bệnh đái giắt
Uống hỗn hợp nước cốt trầu không pha chung với sữa loãng, 1 chút đường sẽ giúp chấm dứt được tình trạng đái giắt.

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Những công dụng tuyệt vời của trái cà chua mà bạn chưa biết

Cà chua chúng ta thường ăn tươi sống, nấu canh cà chua, xào với thịt, hải sản, trứng rất thơm ngon, bổ dưỡng. Giải khát bằng nước ép cà chua cùng với ít đường, đá uống rất tốt trong mùa hè. Đây là lại rau củ ăn rất ngon và có rất nhiều công dụng đặc biệt mà chúng ta có thể sử dụng hằng ngày để tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thanh xuân.

Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của cà chua có thể bạn chưa biết, chúng ta cùng khám phá nhé.


 

Phòng ung thư: Chất lycopene còn có khả năng oxy hoá đặc biệt, có thể tiêu trừ các phân tử tự do, bảo vệ tế bào, ngăn chặn quá trình biến đổi của các bệnh ung thư. Cà chua không chỉ có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư tiền liệt tuyến, mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng ung thư như ung thư tuyến tuỵ, ung thư trực tràng, ung thư vòm họng, ung thư vú…

Chữa viêm gan mạn tính: Cà chua 250mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn hàng ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.

Tốt cho người viêm thận: Trong cà chua còn có chất giúp dịch vị bài tiết một cách bình thường, bảo đảm cho hồng cầu được tạo thành, có lợi cho việc duy trì tính đàn hồi của thành mạch máu và bảo vệ làn da. Ăn cà chua có tác dụng hỗ trợ phòng tránh và trị liệu các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Cà chua chứa nhiều nước, lợi tiểu, cũng thích hợp cho người bị viêm thận sử dụng.

Những công dụng của cây sả

Cây sả là một loại gia vị được ưa dùng trong các món ăn nhất là các món có mùi tanh, bên cạnh đó nó cũng là một loại thuốc quý chữa bệnh nữa đó. Sau đây chúng mình cùng tìm hiểu về tác dụng của cây sả nhé:


1. Ngăn ngừa ung thư

Một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100 g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene - những chất chống  oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư.

2. Giúp tiêu hóa tốt

Trà từ cây sả và tinh dầu sả (có thể uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy.

Sả là loại cây thảo sống dai, cao khoảng 1m, mọc thành bụi (tên khoa học là Cymbopogon Citratus (L.) Pers), thuộc họ lúa (Poaceae).
Tinh dầu sả cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể vì có khả năng thư giãn các cơ dạ dày. Nó không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi. Kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng, tiêu đờm. Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi. Chú ý táo bón mà có sốt không dùng cây sả, không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, không sắc lâu.

 

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Công dụng tuyệt vời của du đủ

Đu đủ là loại quả nhiều dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Đu đủ chín chứa 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, đu đủ có nhiều caretenoid acid hữu cơ, các loại vitamin A, B, C, protein; 0,9% chất béo, xenlulo; 0,5% canxi và các chất đạm chống oxy hóa… Chúng ta cùng tìm hiểu về công dụng của trái đu đủ nhé

 

Bảo vệ trái tim của bạn

Vì đu đủ chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, E và A, nên nó có thể ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, hạn chế các mảng bám vào thành mạch máu, gây tắc nghẽn mạch và làm máu không lưu thông được nên nó rất tốt cho những ai có nguy cơ bị xơ vữa động mạch.

Vitamin E và C có trong đu đủ có thể kết hợp để tạo thành enzyme ức chế quá trình oxy hóa tạo ra các cholesterol xấu (LDL) điều này rất tốt cho hệ tim mạch của chúng ta.

Ngoài ra, đu đủ còn giàu chất xơ nên có thể làm giảm mỡ máu. Riêng acid folic có trong đu đủ có khả năng chuyển hóa homocysteine (1 loại phân tử acid amin có khả năng làm gia tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch) thành các acid amino cần thiết khác như cysteine hoặc methionine hạn chế nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Giúp hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh

Đu đủ chứa rất nhiều chất xơ, vì thế thường xuyên ăn đu đủ có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, thoát khỏi chứng táo bón, thậm chí có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết.

Có thể hiểu đơn giản là, đu đủ sẽ “tóm gọn” các loại độc tốc đang tồn tại trong ruột rồi đẩy chúng ra ngoài như một loại thuộc nhuận tràng dạng nhẹ vì thế ruột kết được bảo vệ tốt hơn khỏi những nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Công dụng của củ gừng

Cây gừng có tên khoa học Zingiber officinal Rosc họ gừng Zingiberaceae hay dân gian còn gọi cây gừng là Khương, sinh khương, can khương. Cây gừng là loại cây nhỏ, sống lâu năm, thân rễ mầm lên thành củ lâu dần thành xơ. Lá mọc so le không có cuống, có bẹ, hình mác dài 15-20cm, mặt lá bóng nhẵn, gân giữa hơi trắng nhạt, vò có mùi thơm. Trục hoa xuất phát từ gốc, cum hoa thành bông mọc sát nhau. Loài gừng ít ra hoa và được trồng rộng rãi, khắp nơi trong cả nước.

Từ xa xưa, gừng được sử dụng trong y học để điều trị nhiều chứng bệnh. Dưới đây là một cách khác giúp bạn có thể dùng gừng để giữ gìn sức khỏe.

Chống oxy hóa, ức chế khối u
Gừng chứa các hợp chất cấu trúc diphenyl heptan, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ đó, trà gừng nói riêng và các món có chứa gừng rất có lợi cho sức khỏe trong việc chống lại hiệu ứng phá huỷ tế bào bởi các gốc tự do, thủ phạm gây nhiều bệnh nan y trong đó có cả bệnh ung thư, tim mạch và đột quỵ.
Qua nhiều nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy, trong gừng có chứa nhiều hợp chất pararadol và gingerol, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khối u di căn sang các tế bào, mô và bộ phận khoẻ mạnh khác. Ăn gừng còn có tác dụng chống lão hóa, người già ăn gừng trong ngoài đều hồng hào, khỏe mạnh.

Kích thích sự thèm ăn
Trong mùa hè nóng bức, dịch vị dạ dày giảm, do đó ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Trước bữa ăn, nếu ăn một vài lát gừng, sẽ có tác dụng kích thích nước bọt, tăng tiết dịch và nhu động dạ dày, nhờ đó tăng cảm giác ngon miệng. Điều này cũng là lý giải cho câu nói “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng”.