Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Bài thuốc đơn giản từ lá chanh

Chanh là loại cây được trồng rất phổ biến ở nước ta. Nhân dân trồng chanh để lấy quả ăn.

Lá chanh không chỉ được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng mà còn là vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Lá chanh hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Khi dùng làm thuốc lá chanh thu hái về rửa sạch, thái nhỏ hoặc để nguyên, phơi khô ở nơi không có nắng, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần hoặc có thể dùng tươi. Lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm. Dùng chữa ho do lạnh, cảm sốt không ra mồ hôi, hỗ trợ điều trị hen phế quản... Đặc biệt, trong lá chanh tươi có nhiều tinh dầu mùi thơm dễ chịu nên thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm.
Lá chanh có tác dụng tốt chữa bệnh

*Để chữa đầy bụng, bí tiểu ở trẻ em, có thể lấy lá chanh giã nát, hấp nóng, đắp vào rốn.

*Để chữa cảm sốt không ra mồ hôi, lấy 60-80 gr lá chanh sắc uống, đồng thời lấy lá chanh đun nước xông cho ra mồ hôi.

*Nếu răng lung lay, lấy 40 gr lá chanh tươi, đun cách thủy lấy nước. Ngày ngậm 2-3 lần, mỗi lần 5-10 phút, sau 3-5 ngày sẽ đỡ.

*Để hỗ trợ chữa hen phế quản, lấy một nắm lá chanh, một nắm dây tơ hồng, sao vàng lên, cho ba bát nước, sắc còn một bát, ngày uống 2-3 lần, liên tục trong vòng 7-10 ngày.

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Tác dụng bất ngờ từ quả thanh long

Thanh long là loại quả bổ dưỡng cung cấp vitamin, khoáng chất và tốt cho hệ tim mạch, phòng bệnh ung thư, trị mụn...nếu bạn biết sử dụng đúng cách.


Tốt cho tim

Các vấn đề tim mạch đang ngày một gia tăng trong cuộc sống hiện đại. May mắn thay, thanh long có tác dụng tuyệt vời trong việc làm giảm lượng cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt tron cơ thể. Thanh long là một nguồn tuyệt vời chất béo không bão hòa đơn, giúp cho trái tim bạn nghỉ ngơi trong tình trạng thái tốt.

Hỗ trợ tiêu hóa

Hãy ăn thanh long để làm sạch hệ tiêu hóa của bạn.Thanh long chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp hỗ trợ tiêu hóa kém và táo bón. Thịt và hạt thanh long chứa lượng protein giúp cho cơ thể khỏe mạnh và vui tươi.

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Tăng cường trí nhớ nhờ trà xanh



Trà xanh có thể giúp tăng cường năng lực của trí nhớ sinh hoạt và có thể trở thành phương thuốc chữa trị bệnh mất trí nhớ trong tương lai.Nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Sĩ tại ĐH Basel được công bố trên tạp chí Psychopharmacology cho thấy trà xanh có thể giúp tăng cường năng lực của trí nhớ sinh hoạt và có thể trở thành phương thuốc chữa trị bệnh mất trí nhớ trong tương lai.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên 12 người đàn ông khỏe mạnh tuổi bình quân là 24, cho họ uống sữa pha 27,5 g chất chiết xuất từ lá cây trà xanh (Camellia sinensis) rồi đối chiếu với nhóm chỉ uống sữa. Cả 2 nhóm đều không được cho biết mình có uống trà hay không.


Trà xanh còn có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ (Ảnh minh họa)

Các nhà khoa học yêu cầu người tham gia làm một số xét nghiệm kiểm tra trí nhớ trong lúc hoạt động não được theo dõi bằng thiết bị chụp hình ảnh cộng hưởng từ (MRI). Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng mối liên kết giữa đỉnh bán cầu phải với vỏ não trước trán ở những người có dùng trà xanh tăng cao hơn so với người chỉ dùng sữa. Nhóm nghiên cứu hy vọng tác dụng đó có thể khiến trà xanh trở thành phương thuốc trị liệu cho các chứng rối loạn liên quan đến sự mất cân bằng nhận thức như bệnh mất trí nhớ. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy trà xanh còn có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ và giúp kháng ung thư tuyến tiền liệt.
Theo Trúc Lâm (Người lao động)

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Công dụng của trái dâu

Theo Đông y, quả dâu chín phơi hay sấy khô (gọi là tang thầm) có công hiệu bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo

Quả dâu ta còn gọi là quả dâu tằm khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… đều tốt, được mọi người ưa chuộng.



Cây dâu cho lá nuôi tằm ra hoa kết quả vào tháng 2, 3. Đến mùa thu thì quả ít và nhỏ hơn. Giống dâu vườn lưu niên cho quả nhiều, to, ngọt và chất lượng tốt hơn. Trồng dâu lấy quả phải chọn giống dâu ít lá, lá nhỏ và mỏng. Quả dâu càng chín (tím đen) càng thơm ngọt, bớt chua chát, nhiều chất bổ dưỡng. Trong quả dâu có 84,71% nước, 9,19% đường và axit 80% (có axit malic, axit sucinic), protit 0,36%, tanin, vitamin C, caroten.

Theo Đông y, quả dâu chín phơi hay sấy khô (gọi là tang thầm) có công hiệu bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo. Dùng cho các trường hợp can thận âm hư, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, điếc tai, bệnh đái tháo đường, tiểu khó, táo bón, râu tóc bạc sớm, đau sưng khớp, đau lưng mỏi gối, hồi hộp mất ngủ, lao hạch, đau mỏi khớp.

Một số bài thuốc thường dùng

Bài 1: Tóc khô gãy, rụng, chóng bạc: Quả dâu 1kg, rượu 0,5 lít, dâu rửa sạch, để ráo nước cho vào bình đổ rượu ngâm 3 ngày. Uống ngày 2 lần vào 2 bữa cơm. Mỗi lần 20ml.

Bài 2: Chữa nhức mỏi cơ xương khớp, đau lưng gối, táo bón, kém ăn: Quả dâu chín 40g, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ. Gạo tẻ vo sạch cho vào ninh thành cháo cùng với dâu. Ăn buổi sáng (lúc chưa ăn gì, bụng đói) rất tốt đối với người già, yếu, ốm dậy.

Bài 3: Giúp ngủ ngon: Quả dâu tươi 60g, rửa sạch cho vào ấm đổ 500ml sắc uống ngày 2 lần/ngày vào chiều tối. Nếu mất ngủ lâu ngày thì dùng bài thuốc: Quả dâu 15g, thục địa 15g, bạch thược 15g. Tất cả các vị thuốc cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày. 15 ngày 1 liệu trình.

Công dụng của mướp đắng

Dù có vị hơi đắng, nhưng mướp đắng (hay khổ qua) lại rất hữu ích với sức khỏe. Để có được lợi ích đó, hãy tìm mua và nấu ăn nó thường xuyên.

1. Bệnh tiểu đường loại II

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc tăng cường trao đổi glucose. Uống một cốc nước ép mướp đắng mỗi ngày và trải nghiệm hiệu quả. Ngừng uống nếu bạn bị đau bụng, tiêu chảy hoặc sốt. Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và điều chỉnh thuốc khi cần thiết, với sự trợ giúp của bác sĩ.

2. Sỏi thận

Sỏi thận cực kỳ đau đớn. Mướp đắng có thể giúp bạn thoát khỏi căn bệnh này một cách tự nhiên. Mướp đắng làm giảm axit cao gây ra sỏi trong cơ thể. Hòa bột mướp đắng với nước để tạo thành một loại trà hữu dụng cho sức khỏe. Loại trà này có hương vị hấp dẫn và bạn có thể sử dụng mà không cần thêm đường.



3. Giảm lượng cholesterol

Mướp đắng giúp làm giảm lượng cholesterol, từ đó giúp bạn thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh đau tim và đột quỵ. Cholesterol cao chỉ có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Ăn mướp đắng thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên.

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Công dụng bất ngờ từ trái bí đao

Bí đao còn có tên bí xanh (vỏ màu xanh có hoặc không có phấn), chữa được rất nhiều bệnh từ đơn giản đến phức tạp, nhất là vào mùa hè.

Phòng chữa bệnh mùa hè

Nắng nóng, nồm ẩm gây nhiều mỏi mệt, uể oải, thân thể nặng nề, đau đầu, tiểu vàng, ăn không tiêu các loại ôn bệnh. Có thể bị trúng thử (cảm nắng, cảm thử).

Đơn giản, hiệu quả là chỉ có bí đao (BĐ) với cà chua, vài lát gừng giã dập.

Dùng canh bí đao chỉ có bí hoặc với riêu cua, tôm nõn khô… Nước luộc gà nấu canh bí… (Sách nội trợ có nhiều công thức). 



Canh mùa hè chống nóng nực, háo khát phòng cảm cúm dịch (viêm não, sốt xuất huyết…). BĐ chỉ cạo sơ qua vỏ, thái miếng 500g, nấm rơm tươi 50g, đậu xanh, thịt lợn nạc, gia vị.

Có thể phối hợp thêm cho trường hợp cần tác dụng mạnh hơn. Cho thêm ý dĩ, bạch biển đậu, lá sen thái chỉ…

Ở Trung Quốc, nhiều nơi có tập quán vào những ngày hè oi bức mọi người đều uống nước nấu bí đao.

Đông qua thủy (nước BĐ) chữa sốt cao. Dùng khạp to, bí đao cắt thành miếng nhỏ cho đầy khạp, không cho nước hoặc rất ít. Đậy kín rồi trát xi-măng cho kín, hạ thổ thì tốt hơn. Sau một thời gian khoảng 1-20 năm BĐ biến thành nước. Khi dùng không cần đun nấu lại. Để càng lâu càng tốt.


Bệnh tiết niệu sinh dục

Tiểu không thông, tiểu đục do thấp nhiệt bàng quang: nấu bí cả vỏ xanh. Uống nước ăn cái.

Phù toàn thân: BĐ, hành củ nấu với cá chép. 




Phù khi có thai: BĐ và đậu đỏ lượng bằng nhau (khoảng 40g) nấu canh ăn (không cho muối).

Bạch đới: hạt BĐ lâu năm rang nghiền bột uống 15g mỗi lần, vào lúc đói.