Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Đôi nét về chanh đào


Chanh đào thường mua về để ngâm thành cao chanh, dịch chanh, chanh muối, sirô... dùng vào mùa đông khi cảm cúm, ho dai dẳng... 
 
- Tháng 9, 10 là mùa của chanh đào, các mẹ, các chị thường mua về để ngâm thành cao chanh, dịch chanh, chanh muối, sirô... dùng vào mùa đông khi cảm cúm, ho dai dẳng...

Thành phần của từng loại chanh khác nhau, nhưng trong một quả chanh, vỏ thường chiếm 13 - 24%, dịch chanh 23 - 75%, chất xơ 13 -38%, hạt 5 - 7%. Thành phần chính gồm 1% protein; 11,1% carbonhydrat; 0,9% dầu béo; 0,3% chất vô cơ; 0,07% canxi; 0,001% P; 2,3% sắt và nhiều loại nguyên tố vi lượng khác...
Ngoài ra, chanh còn có vitamin C và nhiều chất xơ có lợi cho sức khoẻ. Dịch ép của chanh quả (bỏ vỏ) chứa 6,56 - 7,84% axit hữu cơ toàn phần (chủ yếu là axit citric), 0,26 - 4,13% đường toàn phần.



Sirô chanh ngậm chữa ho, pha nước uống giải khát.

Từ quả chanh có thể chế biến thành các sản phẩm khác nhau để dùng quanh năm.

Cao chanh: Vắt quả chanh lấy dịch chanh, lọc qua vải cho sạch bã, cho vào đĩa sứ hoặc khay men đem phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ thấp (40 - 500C) cho tới khi đặc như keo, cất vào lọ thuỷ tinh dùng dần.

Dịch chanh: Dịch chanh đã lọc sạch, cho 1g kali sorbat/lít lắc đều, đổ vào lọ thuỷ tinh nút kín dùng dần.

Chanh muối: Đây là cách tốt nhất vừa làm đồ ăn vừa làm thức uống và ngậm chữa ho. Chọn loại chanh mỏng vỏ, mọng nước, rửa sạch để ráo, cho vào lọ, dùng một vỉ tre nén chặt, đun nước muối thật mặn (100g/l) để nguội rồi đổ ngập trên vỉ. Cách làm này bảo quản tốt chanh, không lo chanh muối bị mốc.

Sirô chanh: Chanh để cả quả rửa sạch, trần qua nước sôi trong 3 phút, để ráo, xếp vào lọ thuỷ tinh. Cứ một lớp chanh một lớp đường (cứ 1kg chanh, 1kg đường). Đậy nắp lại, sau vài ba ngày dịch chanh sẽ tiêu ra. Chắt lắng sirô, bổ sung thêm đường cho tới khi quả chanh quắt lại thì thôi. Đóng sirô vào chai đậy kín nút. Quả chanh dùng ngậm chữa ho, sirô pha nước uống giải khát.

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Những bệnh gì không nên ăn dưa hấu?

Dưa hấu là loại quả được nhiều người ưa thích bởi tính ngọt và có nhiều nước. Dưa hấu có khả năng dưỡng âm nhuận táo, sinh tân dịch và làm hết khát, tiêu phiền, giải độc. Với người bị viêm nhiễm, mụn nhọt, tăng huyết áp dùng dưa hấu sẽ rất hữu ích.

Ngoài ra, dưa hấu của có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, làm khỏe thận, chống nôn và giải độc rượu. Tuy nhiên, không phải người nào ăn dưa hấu cũng bổ và có lợi cho sức khỏe. Những người sau đây nên hạn chế ăn dưa hấu.


1.Người mắc bệnh tiểu đường:
Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn ít dưa hấu. Trong dưa hấu có 5% các loại đường, do đó ăn dưa hấu làm tăng lượng đường trong máu. Người bình thường do kịp thời phân dịch tuyến insulin nên đường trong máu, đường trong ống tiết niệu duy trì ở trạng thái bình thường. Còn người mắc bệnh tiểu đường do tuyến insulin hoạt động kém nên ăn dưa hấu sẽ làm tăng đường trong máu, nếu tình hình bệnh nặng có thể gây rối loạn trao đổi chất. Vì thế, người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế lượng đường hấp thụ mỗi ngày. Nếu ăn quá nhiều dưa hấu trong một ngày thì nên giảm lượng đường trong các thực phẩm khác để tránh tình trạng bệnh trở thành nghiêm trọng.

2.Người chức năng thận kém:
Thận hoạt động kém làm cho chức năng bài tiết nước trong cơ thể giảm, dễ gây phù chi dưới và toàn thân. Người mắc bệnh thận nếu ăn quá nhiều dưa dấu sẽ gây ra tình trạng hấp thụ nước mà không kịp đào thải, do đó lượng nước tích trữ quá nhiều trong cơ thể, thể tích máu tăng cao, gây ra chứng phù nhanh và dễ suy tim cấp tính.

 
 
3.Người bị cảm:
Đông y cho rằng kể cả cảm lạnh hay sốt, hoặc có những biểu hiện giống như vậy đều phải dùng phương pháp giải bệnh hoặc phát tán ngay từ bên ngoài. Dưa hấu tính nóng nên ăn nhiều có thể làm tình trạng bệnh nặng hoặc kéo dài.

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Trái Kiwi và lợi ích

Kiwi là một loại trái cây có phần ruột màu xanh lá cây, nép mình trong phần vỏ xù xì màu nâu. Phần trung tâm của trái kiwi luôn ngọt hơn phần bên ngoài, và có nhiều hạt nhỏ màu đen dễ bể khi cắn nhẹ. Trái kiwi thường được bày bán ở các siêu thị. Dưới đây là những lợi ích của trái kiwi đối với sức khỏe.


 

Nhiều dưỡng chất. Khi ăn một trái kiwi, bạn sẽ nhận được nhiều chất bổ dưỡng cùng với 46 calo. Một trái kiwi chứa lượng vitamin C nhiều hơn một quả cam cùng kích cỡ. Những dưỡng chất khác mà bạn có thể tìm thấy trong trái kiwi gồm vitamin A, chất xơ, kali, đồng, magiê, vitamin E và man-gan. Hạt kiwi còn là nguồn dồi dào axít béo omega-3.

Trái kiwi đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của hệ hô hấp. Một cuộc nghiên cứu được thực hiện trên trẻ em tại Ý thừa nhận, những đứa trẻ ăn càng nhiều trái kiwi, chúng càng ít có khả năng bị các vấn đề về sức khỏe liên quan đến hệ hô hấp như ho, thở nông và khò khè.


Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Công dụng của trái bơ

Có những lợi ích từ quả bơ mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là 10 lợi ích về sức khỏe mà quả bơ có thể mang lại cho bạn nếu dùng nó mỗi ngày.

1. Chống ung thư thận
Các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã chứng minh rằng, trong trái bơ có chứa một số chất giúp chống ung thư như trong một số trái cây rau quả khác.


 


2. Tăng khả năng chống ung thư miệng
Một số hợp chất có trong trái bơ có thể phát hiện những tế bào có khả năng ung thư hoặc gây ung thư miệng và tiêu diệt chúng mà không gây hại đến những tế bào khỏe mạnh.

3. Chống ung thư vú
Giống như dầu ô liu, bơ có chứa lượng axit oleic khá cao. Đây là loại axit giúp ngăn ngừa ung thư vú.

4. Tốt cho mắt
Trong bơ có chứa lượng lutein carotene cao hơn bất cứ loại trái cây nào khác. Chất này giúp chống sự thoái hóa thành các vết đen, bệnh đục nhân mắt và một số bệnh về mắt liên quan đến tuổi thọ.

5. Giảm Cholesterol
Bơ có chứa rất nhiều beta-sitosterol, là một hợp chất làm giảm tỉ lệ cholesterol. Một nghiên cứu tiến hành trên 45 người đã cho thấy ăn một quả mỗi ngày sẽ giúp giảm tỉ lệ chất béo xuống khoảng 17% chỉ trong vòng một tuần.

6. Giúp tim khỏe mạnh
Một ly bơ có chứa 23% folate, chất đã được chứng minh có tác dụng giảm nguy cơ do bệnh tim gây ra so với những người không ăn. vitamin E và glutathione có trong bơ cũng rất tốt cho tim của bạn.

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Lợi ích bất ngờ từ dưa hấu

Bên cạnh màu sắc hấp dẫn và hương vị dễ chịu, dưa hấu có nhiều lợi ích về sức khỏe.


Chất chống ô-xy hóa: Dưa hấu chứa nhiều lycopene, vốn là chất chống ô-xy hóa có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại nhiều loại bệnh ung thư khác nhau, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt. Dưa hấu cũng nằm trong nhóm rau quả có hàm lượng lycopene cao nhất.


Trị suy tim và tiểu đường: Chất arginine cũng được chứng minh có tác dụng tích cực ở những bệnh nhân suy tim. Người bị bệnh tiểu đường cũng hưởng lợi từ arginine, do chất này giúp tăng cường quá trình chuyển hóa glucose và sự nhạy cảm insulin, qua đó hạ thấp mức glucose trong máu.

Nguồn vitamin: Dưa hấu cũng là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin khác nhau: vitamin A giúp duy trì sức khỏe mắt; vitamin C giúp cải thiện khả năng miễn dịch, làm lành vết thương, ngăn chặn thương tổn tế bào, giúp răng và nướu khỏe; vitamin B6 giúp cải thiện chức năng não và giúp chuyển đổi protein thành năng lượng. Ăn dưa hấu là sự thay thế an toàn cho việc dùng nước tăng lực trước khi vận động.

Bổ sung chất dịch cơ thể: Dưa hấu chứa hơn 92% nước. Ăn dưa hấu có thể giúp bồi bổ cho chất dịch cơ thể bị mất đi qua hoạt động tiểu tiện và quá trình bài tiết mồ hôi. Dưa hấu cũng chứa nhiều chất potassium, vốn có thể giúp duy trì sự cân bằng giữa chất điện phân và a-xít kiềm.

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Hoa vàng anh nở rực trời Hà Nội

Đầu tháng tư, những bông hoa vàng anh (hay còn gọi là hoa vô ưu) lại đua nhau bung nở. Một góc Hà Nội bỗng nhiên được nhuộm vàng với những chùm vô ưu, níu chân người đi đường.

Không chỉ độc đáo ở cái tên "Vô ưu", loài hoa này còn được biết đến như một biểu tượng của Phật Giáo. Tên hoa có nghĩa là không ưu tư phiền muộn, nghĩ đến hoa là nghĩ đến sự giải thoát hết mọi sự vẩn đục, vấn vương… của trần gian.
 

Vô ưu có nguồn gốc từ Ấn Độ, gắn với điển tích Đức Phật Thích Ca được sinh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni. Tín đồ Ấn Độ giáo rất quý trọng cây Vô Ưu, họ tin rằng cây là biểu tượng cho Tình Yêu, và là cây dâng tặng riêng cho nữ thần tình ái Kama Deva. Tại một số nước, những người phụ nữ còn thường ăn nụ hoa hoặc uống nước có ngâm hoa vô ưu với niềm tin rằng nhờ nước này họ sẽ bảo vệ được con cái, bảo vệ gia đình...

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Công dụng bất ngờ từ cây rau sam

Rau sam là cây thảo sống hằng năm, mọc bò. Bộ phận dùng: toàn cây, thường dùng tươi. Vị chua, tính hàn, không độc, vào đại tràng, can, thận. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán huyết, tiêu thũng. Dùng cho hội chứng lỵ, viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu (đái dắt, đái buốt, đái ra huyết và cặn sỏi), mụn nhọt lở ngứa.

Rau sam tên khoa học Portulaca oleracea L.

Liều dùng 60 – 200g tươi (hoặc 15 – 40g khô).


 
Rau sam dùng để chữa các chứng bệnh

*Chữa lỵ:

- Rau sam 100g, cỏ sữa nhỏ lá 100g. Sắc với 400 ml nước chia uống 2 lần trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu, thêm cỏ nhọ nồi 20g, rau má 20g.

- Rau sam 10g, cỏ nhọ nồi 10g, cỏ sữa 10g, lá nhót 10g, búp ổi 10g làm thuốc bột hay làm hoàn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 15g.

- Rau sam 20g, cỏ sữa nhỏ lá 15g, cam thảo đất 12g, tử tô 12g, mần trầu 12g, kinh giới 12g. Dùng dạng thuốc bột hay thuốc hoàn, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 20g; nếu bệnh cấp tính có thể sắc uống.

+ Chữa giun kim: Rau sam tươi 50g, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Uống liền trong 3 ngày.