Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Hoa vàng anh nở rực trời Hà Nội

Đầu tháng tư, những bông hoa vàng anh (hay còn gọi là hoa vô ưu) lại đua nhau bung nở. Một góc Hà Nội bỗng nhiên được nhuộm vàng với những chùm vô ưu, níu chân người đi đường.

Không chỉ độc đáo ở cái tên "Vô ưu", loài hoa này còn được biết đến như một biểu tượng của Phật Giáo. Tên hoa có nghĩa là không ưu tư phiền muộn, nghĩ đến hoa là nghĩ đến sự giải thoát hết mọi sự vẩn đục, vấn vương… của trần gian.
 

Vô ưu có nguồn gốc từ Ấn Độ, gắn với điển tích Đức Phật Thích Ca được sinh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni. Tín đồ Ấn Độ giáo rất quý trọng cây Vô Ưu, họ tin rằng cây là biểu tượng cho Tình Yêu, và là cây dâng tặng riêng cho nữ thần tình ái Kama Deva. Tại một số nước, những người phụ nữ còn thường ăn nụ hoa hoặc uống nước có ngâm hoa vô ưu với niềm tin rằng nhờ nước này họ sẽ bảo vệ được con cái, bảo vệ gia đình...

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Công dụng bất ngờ từ cây rau sam

Rau sam là cây thảo sống hằng năm, mọc bò. Bộ phận dùng: toàn cây, thường dùng tươi. Vị chua, tính hàn, không độc, vào đại tràng, can, thận. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán huyết, tiêu thũng. Dùng cho hội chứng lỵ, viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu (đái dắt, đái buốt, đái ra huyết và cặn sỏi), mụn nhọt lở ngứa.

Rau sam tên khoa học Portulaca oleracea L.

Liều dùng 60 – 200g tươi (hoặc 15 – 40g khô).


 
Rau sam dùng để chữa các chứng bệnh

*Chữa lỵ:

- Rau sam 100g, cỏ sữa nhỏ lá 100g. Sắc với 400 ml nước chia uống 2 lần trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu, thêm cỏ nhọ nồi 20g, rau má 20g.

- Rau sam 10g, cỏ nhọ nồi 10g, cỏ sữa 10g, lá nhót 10g, búp ổi 10g làm thuốc bột hay làm hoàn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 15g.

- Rau sam 20g, cỏ sữa nhỏ lá 15g, cam thảo đất 12g, tử tô 12g, mần trầu 12g, kinh giới 12g. Dùng dạng thuốc bột hay thuốc hoàn, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 20g; nếu bệnh cấp tính có thể sắc uống.

+ Chữa giun kim: Rau sam tươi 50g, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Uống liền trong 3 ngày.

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Công dụng bất ngờ của bắp cải

Không chỉ giàu dinh dưỡng, cải bắp còn chứa nhiều chất có thể ngừa ung thư, viêm loét dạ dày, viêm tuỵ, chống táo bón, tiểu đường, nhanh lành vết thương, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể… Vì vậy, tại nhiều quốc gia châu Âu và châu Mỹ, cải bắp được xem là “thuốc chữa bách bệnh của người nghèo”.

Đây là món ăn thường thấy nhất trong bếp của người Mỹ, món ăn đóng vai trò chính  trong các bữa ăn kiêng của người dân châu Âu và châu Á. Một bát cải bắp nhỏ chứa trên 22g calo, món ăn khá nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, loại rau này còn chứa nhiều chất sulforaphane, chất làm tăng sản xuất các loại enzyme, loại bỏ các hóa chất hoạt động tự do, phá huỷ các tế bào gây ung thư.


 
 

Theo các nhà khoa học Stanford (Mỹ), chất sulforaphane để loại bỏ các loại tế bào ung thư có nhiều trong bắp cải hơn bất cứ sản phẩm cây trồng nào. Đối với loại thực phẩm này, chúng ta có thể chế thành món salad, xào, nấu, súp…

Bắp cải cũng có nhiều muối khoáng, nhất là canxi, photpho, kali, sắt. Lượng vitamin C trong bắp cải chỉ thua cà chua, nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Trong loại rau này, vitamin C kết hợp sẵn với vitamin P thành phức hợp PC.

Vitamin C được vitamin P bảo vệ khỏi bị ôxy hóa nên có giá trị sinh học cao hơn thuốc vitamin C.

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Hà Nội ngày tháng tư - mùa hoa loa kèn

Tặng những người sinh tháng 4
"Khi Hà Nội còn chút rét se se, có khi lai rai mấy buổi mưa phùn của mùa xuân muốn lưu lại. Rồi, chen vào đó một ngày thoáng chút nóng bức đầu hè. Nắng sáng hơn . Ngày mai, ra đường, bỗng reo lên như một tiếng như thể lần đầu tiên phát hiện: HÀ NỘI, đã MÙA HOA LOA KÈN...."
(Trích "Mùa hoa loa kèn" của Ngô Văn Phú - "HN 36 góc nhìn”) 

Khi đất trời giao hòa, cứ vào tháng ba, tháng tư thứ hoa tinh khiết, trắng trong ấy lại nở; ùa về khắp phố phường, tô điểm thêm thú chơi của người Hà Nội. Chúng ta thật khó nhận ra hè sắp sang nếu như không có cái ngọt ngào, e ấp, trắng trong của hoa loa kèn. Chị bán hoa nhẹ nhàng những bước chân trên phố. Các chị, các cô dừng lại níu lấy hoa. Ngắm nghía và lựa chọn.

 

Thực ra, mình thích gọi hoa loa kèn bằng tên Bách hợp hơn. Nó dường như cũng toát lên vẻ trắng ngần của bông hoa và chứa đựng một vẻ đẹp kiêu sa không một loài hoa nào có.
Cứ nhìn thấy bóng dáng của những bông hoa trắng muốt, đúng ra là hình ảnh những chiếc xe đạp chở đầy hoa loa kèn nhiều đến mức mình chỉ nhìn thấy đầy ắp hoa không thấy người bán hàng đâu là mình biết mùa hè sắp đến gần rồi. Và nhìn thấy hoa loa kèn mình lại nhớ đến những người bạn sinh vào tháng 3 và 4. Hình như bạn nào sinh vào tháng này đều có chút ảnh hưởng từ những bông hoa cánh trắng, nhị vàng ươm, thơm đậm này.

 

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Đôi nét về cây chua me đất


Chua me đất hoa đỏ còn có nhiều tên gọi khác như hồng hoa thố tương thảo, tam hiệp liên, thủy toan chi, cách dạ hợp... Có tên khoa học Oxalis corymbosa DC.. Theo Ðông y, chua me đất hoa đỏ có vị chua, tính hàn. Có tác dụng tán ứ huyết, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc... được dùng chữa các bệnh tổn thương do trật đả, viêm họng, viêm đường tiết niệu, khí hư bạch đới, bỏng, viêm loét, mụn nhọt ngoài da.

 
 
Một số bài thuốc nam thường dùng:

Chữa chấn thương đau nhức do đụng dập: chua me đất hoa đỏ 100-200g. Sắc uống ngày một thang. Có thể dùng giã nát đắp tại chỗ sưng đau.

Chữa trẻ em sốt cao: chua me đất hoa đỏ 10-20g, kim ngân hoa 10-20g, sài đất 10g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm họng: chua me đất hoa đỏ 20g, lá xạ cạn 10g, bồ công anh 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Chữa viêm thận: chua me đất hoa đỏ 100g. Sắc uống ngày một thang.

 

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Công dụng của củ cải trắng

Không chỉ là một loại rau củ khá phổ biến, củ cải trắng còn có rất nhiều tác dụng trong chữa bệnh và làm đẹp.
Kết quả phân tích cho thấy, trong 100g củ cải có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40mg canxi, 41mg photpho, 1.1mg sắt, 0.06mg vitamin B1, 0.06mg vitamin B2, 0.5mg vitamin PP, 30mg vitamin C… Lá và ngọn củ cải còn chứa tinh dầu và một hàm lượng đáng kể vitamin A, C. 
 

Tác dụng chữa bệnh
Trong dân gian, củ cải từ lâu đã được dùng để chữa các chứng bệnh như:
Khản tiếng, không nói được: Củ cải sống 300g rửa sạch vắt lấy nước, gừng sống 20g giã vắt lấy nước, trộn hai thứ vào nhau rồi uống ngày 3 lần, uống 2 ngày là khỏi. 
Đại tiện ra máu: Củ cải sống 200g giã nát, lọc lấy một chén nước nhỏ cho 4 thìa nhỏ nước mật ong, đun sôi và uống nước này vào buổi sáng hằng ngày.
Đau sỏi mật: Củ cải sống 300g thái to thành từng miếng như ngón tay, tẩm với mật ong màu vàng nhạt, không dùng mật ong màu nâu sẫm. Đặt củ cải đã tẩm mật ong lên chảo rồi sấy khô trên than hoặc lửa. Khi khô lại tẩm mật ong và sấy khô không để chảy nước, ăn củ cải sấy khô và uống một ít nước muối loãng ngày 2 lần, dùng trong một tháng.

Công dụng của trầu không

Trầu không chúng ta thường biết đến trong những ngày lễ, ngày hỏi, ngày hội(trong phong tục của người Việt ta), không chỉ có vậy, trầu không cũng có một số tác dụng làm thuốc nữa đó. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé:


Lá trầu không "đủ sức" để trị một số bệnh thông thường như đau đầu, ho, bỏng, tắc sữa... bằng những cách vô cùng đơn giản như hơ nóng, vắt nước cốt, trộn với mật ong.

Theo phân tích dinh dưỡng, cứ 100 gr lá trầu không thì có đến 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ và 6.1% carbohydrate. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu là canxi, caroten, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C. Riêng giá trị calo lên tới 44.


Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy lá trầu không còn chứa cả chất tanin, đường, điataza và tinh dầu. Tinh dầu của nó có màu vàng nhạt, hương thơm nồng, khi nếm có vị nóng và cay.

Ngoài ra, trầu không còn chứa một dạng phenol có tên là chavicol có đặc tính khử trùng rất tốt. Chính vì vậy trầu không rất hữu ích với sức khỏe con người.

Bệnh đái giắt
Uống hỗn hợp nước cốt trầu không pha chung với sữa loãng, 1 chút đường sẽ giúp chấm dứt được tình trạng đái giắt.